"Làng cổ " nét đẹp LS -VH tại Xã Tân Ninh !


http://tanninh.blogspot.com/
http://tanninh.blogspot.com/
VH- Cổ Định - Tân Ninh (thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xưa có tên là Kẻ Nứa (gọi nôm là Kẻ Nưa). Buổi sơ khai, Cổ Định nằm nép mình dọc chân núi Nưa - nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh dựa vào địa thế hiểm yếu làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô.
Kẻ Nưa dân cư đông đúc, trù phú, trên bến dưới thuyền. Các nhà nghiên cứu đã tìm được nhiều căn cứ khoa học chứng tỏ Cổ Định là một làng Tối Cổ có từ thời đại các vua Hùng, đặc trưng nơi đây là nhà cổ và ngôn ngữ cổ.
 “Nỗi niềm” nhà cổ
Ông Lê Thanh Sơn - cán bộ văn hóa xã Tân Ninh cho hay: Cổ Định - Tân Ninh có tới hơn 80 ngôi nhà có độ tuổi từ 90 đến trên 150 năm. Điều này chứng minh cho việc làng xã từ xa xưa đã phát triển rất hưng thịnh. Qua thời gian và sự thay đổi cũng như nhu cầu của cuộc sống, hiện Cổ Định còn hơn 40 nhà cổ bằng gỗ, mái ngói rêu phong, nền đất.
Tiêu biểu trong số đó là nhà ông Lê Đình Cảnh – xóm 5. Ông Cảnh là đời thứ 4 được ở trong ngôi nhà này. Theo những chữ Hán cũng như cấu trúc thì ngôi nhà được làm cách đây trên 150 năm, vào giữa đời vua Tự Đức. Cụ Hứa Thị Mến, là mẹ đẻ ông Cảnh nay đã 88 tuổi. Cụ vẫn còn minh mẫn cho biết: Khi cụ về làm dâu, nhìn “cơ ngơi” là căn nhà gỗ để lại thì có thể trước kia đây là gia đình thuộc hàng phú nông hoặc trung nông.
Ngoài ra tại xóm 6 có một căn nhà mà tuổi đời cũng không kém nhà ông Cảnh. Đó là nhà ông Hứa Như Lơng. Ông Lơng nay đã 82 tuổi, thuộc hàng chắt được ở trong ngôi nhà do ông bà tổ tiên để lại. Trên thượng lương ngôi nhà có dòng chữ Hán. Theo ông Sơn thì đó là dòng chữ thể hiện niên đại xây cất ngôi nhà, tính đến nay đã được 155 năm.
Quan sát cả hai ngôi nhà cổ trên, mặc dù đã bị xuống cấp như nền đất sụt lún kéo theo sự sụt lún của các cột nhà, hệ thống cửa đã phải giằng bởi các dây thép…; tuy nhiên hệ thống các cột gỗ, khóa giang, vì, kèo, xà, dui mè, ngói… trải qua mưa, nắng, thiên tai, lũ lụt đã hàng trăm năm mà vẫn còn nguyên vẹn, không bị mối mọt. Cụ Mến cho biết độ bền của vật liệu là do được làm từ những loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, chuông vàng, mần lái…
Phía trên chuồng cửa chính ở mỗi ngôi nhà cổ đều được ghi số thứ tự. Nhà ông Cảnh số 26, nhà ông Lơng số 59… Bà Hứa Thị Sen (vợ ông Lơng) giải thích về những con số ghi trên cửa với niềm tự hào: Năm 1953 tôi lấy chồng về Cổ Định, đã thấy trong nhà chất đầy lúa, gạo phục vụ chiến trường miền Bắc. Ngày ấy, hầu hết những ngôi nhà rộng, chắc chắn, không bị dột… đều được Nhà nước mượn làm kho. Bởi vậy, đây là số thứ tự đánh dấu kho chứa lương thực.
Hiện nhiều ngôi nhà cổ trăm năm tuổi đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc tu sửa phải mất vài trăm triệu đồng. Mặt khác, do phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt thay đổi, họ muốn bán để xây nhà mới. Như ông Cảnh chia sẻ: “Có người đã trả giá ngôi nhà vài trăm triệu đồng. Nếu được giá, tôi sẽ bán đi để xây mới. Chứ cả đời ở trong căn nhà xập xệ, mùa mưa nước ngập ngang thân cột, dột tứ bề, khổ lắm!”.
Nhưng cũng có nhiều gia đình, dòng họ không muốn bán đi “báu vật” nhà cổ, muốn giữ ngôi nhà như giữ lại gốc rễ, gia sản, cơ nghiệp tổ tiên để lại. Hơn nữa, về mặt tâm linh, đây là nơi thờ tự tổ tiên, nhờ hồng phúc của tổ tiên mà con cái trưởng thành. Nếu bán đi sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng họ, con cháu…
Tuy nhiên, cùng với nhu cầu cuộc sống, với tiến trình xây dựng nông thôn mới, nhà gỗ xuống cấp sẽ bị phá dỡ, xây mới bằng những ngôi nhà hiện đại, khang trang. Vì vậy, việc nhà cổ bị “xẻ thịt”, trở thành phế tích… chỉ là vấn đề thời gian.
http://tanninh.blogspot.com/
Ông Lơng ,bà Sen xóm 6 .http://tanninh.blogspot.com/

Ý thức giữ gìn ngôn ngữ cổ
Người làng Cổ Định thường truyền tai nhau câu chuyện vui: Có nàng dâu vùng khác lấy chồng về đây. Đến bữa cơm, mẹ chồng sai nàng dâu “đọn cơm ra vườn”. Nàng dâu loay hoay không biết dọn ra góc nào ngoài vườn để ăn nên thưa lại: Vườn không còn chỗ để dọn cơm. Bà mẹ chồng cũng ngơ ngác, rồi bỗng cười như nắc nẻ. Hóa ra nàng dâu không hiểu tiếng quê chồng gọi “sân” là “vườn”.
Bởi Cổ Định là làng Tối Cổ, có từ thời đại các vua Hùng. Người dân Cổ Định có từ bao giờ họ cũng không biết. Chỉ biết tổ tiên người Cổ Định từ thuở xửa xưa đã có trên mảnh đất này, là người bản địa chứ không phải ở nơi khác di cư đến. Do đó, họ tin và tự hào tiếng nói của dân làng Cổ Định chính là tiếng nói cổ được tổ tiên họ để lại.
Vào thăm cụ Lê Bật Cương (87 tuổi), là giáo viên về hưu, cũng chính là bố đẻ ông Lê Thanh Sơn. Hỏi về tiếng nói cổ vùng Cổ Định, ông Cương rót chén nước rồi cười khà khà: “Uống nác đi rồi hẳng nói” (uống nước đi rồi hãy nói). Khách hiểu ngay ông muốn mời khách uống nước, nhưng cũng khá bất ngờ và thú vị bởi được nghe ngay khẩu ngữ địa phương.
Rồi ông “cung cấp” cho một “lưng vốn” từ vựng của Cổ Định: “Quê tôi cũng nói mô, tê, răng, rứa như các vùng quê suốt dọc dải đất miền Trung. Ngoài ra, chỉ những từ riêng có của người Cổ Định, ví dụ tên gọi một số bộ phận trên cơ thể như: cái lưỡi là cái lản, cái đầu là cái chốc, cái đầu gối là cái chốc cún, bắp đùi là cổ bả…; anh em ruột là anh em rọt, gọi chị gái là chị cấy, em gái là em cấy; gọi lúa là lọ, gạo là cấu, tối trời là tún trời, bệnh tật là bạnh tặt, dọn dẹp là đọn đẹp, chỗ nào là lổ mô, con trâu là con tru, quả là trấy, lửa là lả, cắt tóc là cớp trốc…
Người Cổ Định ngoài những từ ngữ, khẩu ngữ riêng, tiếng nói, ngữ âm cũng hết sức riêng biệt, đặc trưng, khi nói lên nghe thấy nằng nặng, dấu ngã phát âm thành dấu hỏi, dấu sắc thành dấu nặng… Người cùng làng nói chuyện với nhau, người nơi khác nghe chưa hẳn đã hiểu, lại phải nhờ “phiên dịch”.
Bởi vậy, con em Cổ Định khi giao tiếp, trao đổi với người vùng khác, nơi trường học, công sở…, họ thường dùng tiếng phổ thông như các địa phương khác vẫn dùng cho tiện, tránh hiểu nhầm. Thế hệ thanh, thiếu niên hiện nay cũng không còn biết và hiểu nhiều tiếng nói cổ của làng.
Ông giáo Cương cũng cho biết thêm: Những người nông dân quanh năm ngày tháng làm nông nghiệp, không đi đâu xa khỏi lũy tre làng Cổ Định, cơ bản vẫn giữ tiếng nói địa phương. Tương tự, các cụ cao niên, người trung niên cũng tự hào sử dụng tiếng nói của tổ tiên để giao tiếp. Con em trong vùng nhiều người thành đạt, công tác, sinh sống ở khắp mọi miền. Tuy nhiên, họ vẫn trân trọng, gìn giữ tiếng nói của quê nhà. 

Phương Thảo
Liên hệ Mua mẫu






    Thông tin liên hệ

    QUẢNG CÁO TRỊNH GIA

    Skype: trinhthangtn

    Email: trinhthangtn@gmail.com

    Địa chỉ: 175 Long Vân - Xã Đồng Lợi - Huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa

    Điện thoại:- 0912688861

    Thông tin chuyển khoản

    Ngân hàng Agribank CN Từ Sơn 2

    Chủ tài khoản: Trịnh Đình Thắng

    Số tài khoản: 2603205136357

    Nhận xét

    Bản đồ

    0912 6888 61
    0912 6888 61
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Liên hệ
    Liên hệ
    0912 6888 61