Cromite Cổ Định – vùng mỏ anh hùng (Thị trấn Nưa - Huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)


Cromite Cổ Định – vùng mỏ anh hùng
                                      LÊ HẢI
 Làng Cổ Định nằm dưới chân Ngàn Nưa không chỉ mang trong mình bao câu chuyện cổ tích, huyền thoại, chuyện về các danh nhân làm rạng danh quê hương, đất nước, trong lòng đất quê hương ấy còn chứa đựng một nguồn khoáng sản mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có. Đó là quặng Crome – một  kim loại màu quý hiếm. Nếu pha một tỷ lệ thích hợp Crôm vào sắt sẽ cho loại thép vô cùng cứng rắn làm đường ray xe lửa, đúc nòng súng, chống rỉ sét, chống ma sát…
(Thị trấn Nưa - Huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)
http://tanninh.blogspot.com/


Trụ sở của mỏ Cổ Định hiện nay
Mỏ quặng này được phát hiện từ thời còn thuộc Pháp bởi một sự hết sức tình cờ. Người dân quê tôi kể rằng: vào đầu thế kỷ XX, một vị quan người Pháp, khi đạp xe qua chợ Cầu Trầu ( nay thuộc huyện Đông Sơn), phát hiện một người đàn ông dựng gánh nứa bán ở chợ. Trong ống nứa rơi ra vài cục đất màu nâu, chứa rất nhiều hạt ly ti màu đen huyền nhưng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đây là giai đoạn người Pháp đang ra sức kiếm tìm khai thác nguồn tài nguyên, nhất là khoáng sản tại các thuộc địa để phục vụ “mẫu quốc”. Và vị quan người Pháp ấy chính là một nhà địa chất. Thông qua người bán nứa, ông ta biết mẫu đất chứa loại quặng quý hiến ấy là ở núi Nưa. Chỉ năm sau, người Pháp đã có đoàn về núi Nưa, tìm kiếm, khảo sát và đánh giá trữ lượng mỏ quặng. Theo tài liệu của người Pháp cho biết: Cách nay khoảng 300 triệu năm, vỏ trái đất có đợt vận động lớn, gây nên nhiều đứt gãy kèm theo các hoạt động phun trào dung nham. Đỉnh Am Tiên của dãy ngàn Nưa chính là một miệng núi lửa đã tắt mấy trăm triệu năm trước. Đá của núi Nưa chứa trong mình loại quặng Crôme, khi bị phong hoá theo nước mưa trôi xuống chân núi tích tụ lại thành mỏ sa khoáng. Thời ấy, người Pháp đánh giá trữ lượng khoảng 20-30 triệu tấn. Đến năm 1923, người Pháp chính thức bắt tay vào khai thác quặng và gọi tên mỏ theo địa danh của làng: mỏ Cromite Cổ Định.Tuy nhiên, giai đoạn này việc khai thác mang tính thủ công, dựa vào sức người là chính. Công việc tuy nặng nhọc nhưng hết sức đơn giản: xúc đất chứa quặng đổ vào máng gỗ, cho nước chảy qua, bùn và sỏi theo nước trôi đi, quặng Crome có tỷ trọng lớn nên nằm lại. Để thuận lợi vận chuyển sản phẩm, người Pháp cho đắp đường từ thị trấn Giắt qua chợ Nưa xuống tới Cầu Quan ( trung tâm hành chính huyện Nông Cống thời ấy) và từ chợ Nưa thẳng vào chân núi, xây hai cầu bê tông qua sông Lường; lấy Đồng Vặng làm trung tâm điều hành cả khu mỏ.
xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/
xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/

xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/
xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/
xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/

                          Công trường khai thác ?

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, do hoàn cảnh đất nước chiến tranh, mỏ Cromite Cổ Định hầu như ngừng hoạt động. Năm 1954, sau Hiệp định Giơ – ne- vơ, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới. Lúc này, nhiều công trình kinh tế trọng điểm của đất nước mọc lên, các vùng mỏ khai thác khoáng sản từng bước đi vào hoạt động. Mỏ Cromite Cổ Định cũng nằm trong trào lưu ấy.

Ngày 28 tháng 2 năm 1956, Bộ Công Nghiệp Nặng ra Quyết định thành lập lại Mỏ Cromemite Cổ Định; đồng thời điều gần 40 cán bộ từ nhiều khu mỏ khác nhau về làm bộ khung lãnh đạo. Ngay sau khi tái thành lập, mỏ đã bắt tay vào khắc phục những cơ sở có từ thời Pháp thuộc và đi vào sản xuất. Công nhân chủ yếu là người địa phương. Cách thức khai thác vẫn theo lối thủ công có từ thời Pháp: dùng máng gỗ để đãi quặng.. Đầu năm 1958, Mỏ tiếp nhận toàn bộ Tiểu đoàn 20 bộ đội miền Nam tập kết về để xây dựng mỏ - đây là đội ngũ chủ lực của mỏ làm việc tới năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhiều công trình trọng yếu của khu mỏ liên tiếp mọc lên, các phòng, ban, phân xưởng phục vụ sản xuất được ra đời. Ngoài khu mỏ chính dưới chân đỉnh Am Tiên, một số khu sản xuất quặng như Hoà Yên, Mỹ Cái… cũng được đưa vào hoạt động. Sau 2 năm xây dựng, đầu năm 1960, Mỏ khánh thành nhà máy tuyển quặng. Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy, ông Cao Văn Bổ, Giám đốc Mỏ tuyên bố: Đưa nhà máy tuyển quặng vào hoạt động đánh dấu giai đoạn phát triển mới, Mỏ bắt đầu công nghiệp hoá việc khai thác quặng, đồng nghĩa với khối lượng và chất lượng của sản phẩm cao hơn. Để phục vụ cho hoạt động này, Nhà nước đã đầu tư xây đựng tuyến tải điện trung thế từ nhà máy nhiệt điện Hàm Rồng về tới mỏ. Khi được điện khí hoá, dãy ngàn Nưa hàng triệu năm vẫn mang màu  huyền bí, u linh bỗng đổi thay sắc diện. Của báu muôn đời dấu sâu trong lòng đất, nay trở mình thức dậy phục vụ xây dựng đất nước, tạo hạnh phúc cho không chỉ con cháu làng Cổ định mà cho cả dân tộc Việt Nam.
Năm 1962, Mỏ Cromite Cổ định đã có hơn 2.500 cán bộ, công nhân viên; sản lượng khai thác ước đạt 3.200 tấn. Mỏ trở thành khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá lúc bấy giờ. Quả thực, đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Mỏ. Toàn bộ khu Mỏ là một công trường lớn, tiếng máy chạy đêm ngày, người công nhân hồ hởi hăng say lao động sản xuất. Khi đêm về, ánh điện rực rỡ như ngàn vạn ánh sao sa làm cho dãy ngàn Nưa thêm huyền ảo, lung linh. Đời sống cán bộ, công nhân viên ngày được nâng cao, những dãy nhà cao tầng mọc lên, các khu nhà tập thể tường vôi ngói đỏ cùng với hệ thống công trình phục vụ đời sống tinh thần như: Câu lạc bộ, nhà hát, cửa hàng ăn uống, cửa hàng thương nghiệp, thư viện…Không tuần nào lại không có chiếu phim, hàng tháng vẫn có các đoàn văn công của Trung ương, của tỉnh về phục vụ; phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ. Tất cả những công trình và hoạt động ấy làm cho Mỏ như là một bông hoa mãn khai giữa vùng quê vốn trầm lặng từ bao đời nay.
Trong lúc phong trào xây dựng XHCN ở miền Bắc đang phát triển mạnh mẽ thì ở miền Nam đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai liên tiếp bị thất bại nặng nề. Để cứu vãn tình hình, Mỹ ồ ạt đưa quân vào trực tiếp tham chiến; đồng thời mở rộng chiến tranh đánh phá bằng không quân, hải quân ra miền Bắc. Các cơ sở kinh tế, quốc phòng, những tuyến giao thông quan trọng là mục tiêu đánh phá hàng đầu của không quân Mỹ. Ở Thanh Hoá, sau khi đánh phá ác liệt cầu Hàm Rồng thì từ ngày 8 đến 10 tháng 6 năm 1965 hàng trăm lượt máy bay Mỹ đánh phá Mỏ Cromite Cổ Định. Khu mỏ trung tâm, khu vực hành chính, các vùng sản xuất như Hoà Yên, Mỹ Cái, Mậu Lâm…bị bom đạn tàn phá nặng nề, hơn 50 người bị giết hại. Trong bối cảnh máy bay gầm rú xé toạc không gian, bom đạn  nổ rung trời đất, nhà cửa, cây cối đổ ngổn ngang nhưng bằng tinh thần gan dạ, quả cảm tự vệ Mỏ phối hợp cùng dân quân xã Tân Ninh và bộ đội phòng không đánh trả quyết liệt từng đợt oanh kích của không quân Mỹ, một máy bay bị bắn cháy tại chỗ đâm đầu xuống Gò Đống Đá dưới chân ngàn Nưa. Ba năm sau, một máy bay Mỹ nữa cũng chọn núi Nưa làm mồ chôn kẻ xâm lược.
Ca ngợi chiến thắng này, một cán bộ của Mỏ đã viết bài vọng cổ, trong đó có những câu: Nhớ ngày 8 ngày 10 tháng sáu/ toàn Mỏ ta chiến đấu/ Mỹ điên cuồng lăn lộn ném bom/ Nhưng súng ta vẫn nổ dòn…Chiến công ấy đã thể hiện rõ nét về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sự đoàn kết quân dân, sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của chính quyền và nhân dân địa phương đối với Mỏ. Trong cuộc chiến đấu hiểm nguy ấy đã xuất hiện nhiều hành động dũng cảm, nhiều câu chuyện xúc động về gương quên thân mình vì đồng đội của các nữ dân quân làng Cổ Định.  Dãy Ngàn Nưa từ xa xưa đã bao lần chứng kiến những kẻ xâm lược vùi thây tại nơi đây, nay một lần nữa lại chôn vùi bọn xâm lược Mỹ khi chúng dám động đến mảnh đất linh thiêng này.
Từ năm 1965 trở đi, do bị tàn phá nặng nề khó khắc phục được trong một sớm một chiều nên Mỏ Cromite Cổ Định phải thu hẹp lại sản xuất. Tuy nhiên với khí thế “ một người làm việc bằng hai tất cả vì miền Nam ruột thịt” Mỏ vẫn bừng lên khí thế sôi nổi lao động sản xuất, lớp lớp cán bộ, công nhân viên đăng ký tòng quân ra tiền tuyến, nhất là số cán bộ miền Nam tập kết nay hăm hở lên đường trở về giải phóng quê hương. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, Mỏ thường xuyên huy động người, phương tiện phục vụ chiến đấu của Trung ương, của tỉnh khi có yêu cầu. Nhiều năm liên tục Mỏ hoàn thành kế hoạch trên giao, 3 lần được công nhận là lá cờ đầu của ngành công nghiệp nặng.
Để ghi nhận những thành tích trong lao động sản xuất và chiến đấu của Mỏ Cromite Cổ Định, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương kháng chiến hạng Nhất. Cùng với huyện Triệu Sơn, xã Tân Ninh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời chống Mỹ. Trong thành tích vẻ vang của xã Tân Ninh có phần đóng góp không nhỏ của Mỏ Cromite Cổ Định.
Liên hệ Mua mẫu






    Thông tin liên hệ

    QUẢNG CÁO TRỊNH GIA

    Skype: trinhthangtn

    Email: trinhthangtn@gmail.com

    Địa chỉ: 175 Long Vân - Xã Đồng Lợi - Huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa

    Điện thoại:- 0912688861

    Thông tin chuyển khoản

    Ngân hàng Agribank CN Từ Sơn 2

    Chủ tài khoản: Trịnh Đình Thắng

    Số tài khoản: 2603205136357

    Nhận xét

    batvodanh đã nói…
    tan njnk ts thhao
    Nặc danh đã nói…
    ai vao tan ninh que ta co rau ma to bang la sen
    Unknown đã nói…
    o dau tan ninh do ban dong huong nek
    Nặc danh đã nói…
    m` o lang giap y'

    Bản đồ