TỔNG CỔ ĐỊNH- TRIỆU SƠN - THANH HÓA và phong trào Cần Vương


TỔNG CỔ ĐỊNH và phong trào Cần Vương  
                  cuối  Thế kỷ XIX,
                                 LÊ HẢI
 Xã Cổ Định đến thời  nhà Nguyễn ( đời vua Minh Mệnh , 1821 – 1840) được nâng lên thành tổng Cổ  Định. Tổng Cổ Định lúc ấy gồm phần đất và dân cư từ trung tâm thị trấn Giắt ( huyện Triệu Sơn bây giờ ) kéo dài xuống gần Cầu Quan, ( huyện Nông Cống), bao gồm 38 xã, làng, xóm…
Mặc dù, tổng Cổ Định không phải là trung tâm hành chính, văn hóa của xứ Thanh Hóa, nhưng Cổ Định xưa nay vốn là vùng đất khoa bảng, nhiều người học rộng đỗ đạt cao, nên Cổ Định được xem như cái nôi kiến thức của cả Tổng.
Vào giai đoạn lịch sử ấy, cuộc chiến đối đầu giữa quân Pháp và triều đình nhà Nguyễn năm 1858 tại Đà Nẵng đã đẩy triều đình vua Tự Đức vào thế bị động trên tất cả các mặt. Việc  triều đình phải ký với Pháp nhiều hòa ước, đã dấy lên làn sóng bất mãn trong dân chúng, nhất là tầng lớp sĩ phu đối với triều đình và căm giận quân Pháp xâm lược. Triều đình bị phân hóa thành hai phe chủ hòa và chủ chiến. Vua Tự Đức mất. Ngày 2 tháng 12 năm 1883, vua Kiến Phúc lên ngôi, nhưng 10 tháng sau, ông bị phế, triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi ngày 2 tháng 8 năm 1884. Việc lập Hàm Nghi lên ngôi vua trở thành ngọn cờ chống Pháp của phe chủ chiến, đứng đầu là Binh bộ Thượng thư Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Biến cố lớn nhất là cuộc tấn công quân Pháp do Tôn Thất Thuyết chỉ huy xảy ra vào lúc 1giờ sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 ( 23 tháng 5 năm Ất Dậu) tại kinh đô Huế. Cuộc chiến đấu xảy ra khốc liệt, nhưng quân triều Nguyễn dù đông hơn nhưng vũ khí trang bị thô sơ nên thất bại. Trong đêm đó, Cụ Tôn Thất Thuyết đã phò trợ vua Hàm Nghi ra thành Tân Sở (  Quảng Trị) lập căn cứ chống Pháp. Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi đã ra Hịch Cần vương: Kêu gọi các bậc sĩ phu cả nước đứng lên kháng chiến chống lại giặc Pháp xâm lược. Để tránh sự truy lùng của quân Pháp, Cụ Tôn Thất Thuyết lại đưa vua Hàm Nghi ra Hương Khê – Hà Tĩnh và hạ chiếu Cần vương lần thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 1885. Trong cuộc kháng chiến chống pháp theo Hịch cần vương, đến nay lịch sử đã ghi nhận công lao của các bậc nghĩa sĩ: Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Mai Văn Thưởng, Tống Duy  Tân, Phạm Thuận Duật, Đặng Hữu  Phổ, Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Nguyễn Duy Hiệu, Lê Thành Phương… Danh tiếng của các bậc sĩ phu ấy đã thành bất tử.
xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/
Hưởng ứng Hịch cần vương của vua Hàm Nghi, tại Tổng Cổ Định, Cụ Cử nhân Lê Ngọc Toản đã đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng tham gia nghĩa quân. Cụ tự bỏ tiền mua lương thảo, rèn vũ khí. Cụ Lê Ngọc Toản, sinh năm 1844, người xóm Ất, làng Cổ Định, thi đậu Cử nhân khoa thi Hương năm Giáp Tý – 1864, được bổ dụng là Tri phủ phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Khi nổi lên giặc Cờ đen  của Lưu Vĩnh Phúc, Cụ chủ trương chống lại. Vì thế yếu nên cụ bị giặc Cờ đen bắt. Khi được thả, cũng là lúc nghe được vua Hàm Nghi ra Hịch cần vương, cụ lặn lội vào Hương Khê ( Hà Tĩnh) trực tiếp gặp vua Hàm Nghi. Cụ được vua phong chức Tán tương quân vụ Nông Cống, có nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần vương ở huyện Nông Cống. Như trên đã trình bày, sau khi về lại quê hương Cụ Lê Ngọc Toản chiêu mộ nghĩa binh, lấy núi Nưa làm căn cứ chống Pháp.
Để kêu gọi nhân dân và động viên khí thế phong trào Cần vương trong huyện, Cụ đã tự viết lời hịch kêu gọi:

CẦN VƯƠNG HỊCH

Thánh nhân văn:
Quốc gia hưng vong,
 thất phu hữu  trách
Như ngã Đại Việt chi quốc, thực thi văn hiến chi bang
Hốt lâm Tây dương thảm họa, quốc phá, chúa nhục, gia vong
Lãng thủy, Na Sơn xung khí uất
Tĩnh Gia, Nông Cống rược căm thù
Chiếu Cần vương Hoàng đế Hàm Nghi: khuyến cáo toàn dân cửnghĩa
Mệnh ngọc mỗ Tán tương quân vụ, khởi dân binh kích cổ Na Sơn
Thiết tưởng:
Vị quốc năng kiệt kỳ lực
Vị quân năng tứ kỳ thân
Thân tuy lão kiếm trường bất lão
Vọng chủ quân phụ tử đồng tâm
Bình Tây sát tả bảo vệ giang sơn
Thế sự hưng vong duy trì kiêm nhật
Kính cẩn sở ngôn tâm huyết
Bàn dân thiên hạ công tri.

               Hàm Nghi nguyên niên
                Tán tương quân vụ


Tạm dịch

HỊCH CẦN VƯƠNG

Thánh hiền nói:
Nước nhà mất còn
Thất phu góp sức
Như Đại Việt nước ta, từ xưa vốn nền văn hiến
Bỗng giặc Tây xâm lược, nước mất, chúa nhục, nhà tan
Sông Lường, núi Nưa xung khí uất
Tĩnh Gia, Nông Cống rực căm hờn
Chiếu Cần vương vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân đứng dậy
Mệnh tôi Tán  tương quân vụ khởi binh nổi thế núi Nưa
Thiết nghĩ:
Vì nước cùng nhau gắng sức
Vì vua kể tiếc gì thân
Người tuy già, lưỡi kiếm không già
Hướng về vua cha con một dạ
Diệt xâm lược, bảo vệ non sông
Việc thành bại trận này quyết chiến
Kính cẩn vài lời tâm huyết
Mong dân thiên hạ cùng hay.

                   Hàm Nghi năm thứ nhất
                     Tán tương quân vụ
                        (  Lê Hải dịch)

Cùng với ra Hịch Cần vương, Tán tương quân vụ Lê Ngọc Toản gấp rút cho xây dựng căn cứ. Dựa vào thế hiểm trở của núi Nưa, Cụ cho xây đồn, đắp lũy, chiêu mộ trai tráng ngày đêm luyện tập võ thuật, tích thảo dồn lương, mua thêm vũ khí. Mặt khác, Cụ cho người đi phát động nhân  dân trong huyện góp người, góp của và liên hệ với phong trào các nơi khác trong tỉnh Thanh Hóa để phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, phong trào Cần vương của Cụ Lê Ngọc Toản lãnh đạo tại tổng Cổ Định đã kết hợp với phong trào của ông Tôn Thất Hàm ở huyện Nông Cống ( ông Hàm là em trai của Cụ Tôn Thất Thuyết). Nghĩa quân thường xuyên tập kích quân Pháp đi tuần hoặc càn quét vào các xóm làng từ Cầu Quan đi Nưa và Quán Giắt. Hoạt động của nghĩa quân đã gây cho giặc Pháp những khó khăn và tổn thất đáng kể.
Núi Nưa vốn là thắng địa của xứ Thanh Hóa. Năm 246 bà Triệu Thị Trinh chọn nơi đây làm căn cứ luyện tập binh mã trước khi dấy binh chống lại nhà Ngô  ( Trung Quốc). Trong thời gian lãnh đạo phong trào Cần vương, Cụ Tán tương quân vụ Lê Ngọc Toản cũng xem núi Nưa là đất Cần vương. Cụ đã viết bài thơ  vừa nói về thắng địa núi Nưa, vừa nói lên tấm lòng của mình trước thế sự:

CẦN VƯƠNG ĐỊA

Đông hữu Lãng giang, tây hữu sơn
Ngô quân cảnh giới tại bờ đồn
Nghĩa quân căn cứ tam khê động
Vị trí tiền tiêu đống thạch sơn
Kiếm mã chuyển thân thành võ tướng
Lược thao kiêm dụng khách văn chương
Sự nghiệp cần vương đương khởi sắc
Bình Tây sát tả chí phương cường.

Tạm dịch:

ĐẤT CẦN VƯƠNG

Đông sông Lãng, tây Na Sơn
Nghĩa quân xây lũy, đắp đồn tuần tra
Căn cứ động thẳm Khe Ba
Tiền tiêu dựng đá từ xa tới gần
Ngựa, gươm võ tướng chuyển thân
Lược thao nhờ cậy khách thần văn chương
Dấy lên sự nghiệp Cần vương
Giết Tây nêu chí cương cường không phai.

                                                       ( Lê Hải dịch)
xã tân ninh huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
http://tanninh.blogspot.com/
Ban thờ vua Hàm Nghi

Cũng giống như bao cuộc khởi nghĩa Cần vương khác trong cả nước, phong trào Cần vương ở tổng Cổ Định và huyện Nông Cống do Cụ Tán tương quân vụ Lê Ngọc Toản lãnh đạo bị giặc Pháp tấn công, đàn áp dã man. Sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt,  bị đày sang Angeri, ở Thanh Hóa căn cứ Ba Đình thất thủ, lãnh đạo Tống Duy Tân bị bắt và tự sát… thì phong trào Cần vương ở tổng Cổ Định cũng lâm vào thế yếu.. Giặc Pháp xua quân vây xóm Ất và làng Cổ Định. Mặc dù, chúng tưới dầu đốt trụi nhà Cụ Lê Ngọc Toản, buộc Cụ ra hàng nhưng Cụ cương quyết từ chối. Đến khi chúng đốt cháy thêm hàng chục nhà dân trong xóm, không muốn để dân Cổ  Định bị tai kiếp diệt chủng như vào thời quân xâm lược nhà Minh ( năm 1415, tướng nhà Minh là Trương Phụ vây giết cả làng Cổ Định hơn 3.000 người, chỉ 18 người chạy thoát), Cụ Lê Ngọc Toản mới chịu chấp thuận với điều kiện: không được đàn áp nhân dân, không được đốt phá nhà cửa của dân, không được truy bắt những nghĩa quân đã theo Cụ khởi nghĩa. Trải bao giai đoạn lịch sử, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về hành động đầu hàng quân Pháp của Cụ Lê Ngọc Toản. Đến nay, điều được lịch sử chứng minh rõ ràng nhất là: trong những thời khắc quan trọng không phải ai đầu hàng đều là kẻ hèn nhát.
Phong trào Cần vương chống Pháp ở Cổ Định đến đây coi như tự giải tán, nhưng tinh thần chống giặc ngoại xâm của con em làng Cổ Định vẫn như ngọn lửa âm ỉ cháy, khi có điều kiện sẽ bùng lên mạnh mẽ suốt thời gian dài trước khi có Đảng Cộng sản ra đời.

                                                                                       L.H
nguồn Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=374623
Liên hệ Mua mẫu






    Thông tin liên hệ

    QUẢNG CÁO TRỊNH GIA

    Skype: trinhthangtn

    Email: trinhthangtn@gmail.com

    Địa chỉ: 175 Long Vân - Xã Đồng Lợi - Huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa

    Điện thoại:- 0912688861

    Thông tin chuyển khoản

    Ngân hàng Agribank CN Từ Sơn 2

    Chủ tài khoản: Trịnh Đình Thắng

    Số tài khoản: 2603205136357

    Nhận xét

    Nặc danh đã nói…
    These are in fact fantastic ideas in about blogging. You have touched some pleasant things here.
    Any way keep up wrinting.

    My website: Free Online Games
    Nặc danh đã nói…
    Saved as a favorite, I love your site!

    Review my website; best cellulite treatment

    Bản đồ

    0912 6888 61
    0912 6888 61
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Liên hệ
    Liên hệ
    0912 6888 61